Chi tiêu hợp lý cực đơn giản với 8 mẹo sau đây
Chi tiêu hợp lý luôn là một bài toán khó đối với khá nhiều người, chỉ cần vung tay tiêu xài quá mức là đã có thể làm cho bạn điêu đứng với việc thiếu hụt chi tiêu thời gian sau đó. Vì thế, hôm nay chúng mình sẽ gửi đến các bạn cách chi tiêu hợp lý cực đơn giản với 8 mẹo sau đây:
Contents
1. Lên kế hoạch thu chi với ngân sách nhất định.
Để chi tiêu hợp lý thì cái đầu tiên bạn cần làm đó chính là lên kế hoạch thu chi cho tuần hoặc cho tháng, quý. Khi lên kế hoạch bạn cần phải vạch ra được những điểm sau:
- Ngân sách chi tiêu của tuần/ tháng là bao nhiêu?
- Vạch ra các khoản chi cần thiết và các khoản chi không cần thiết
- Đặt định mức chi tiêu mỗi ngày/ mỗi tuần.
- Đưa ra các hình phạt cho bản thân khi chi tiêu sai kế hoạch.
Sau khi đã vạch ra được 4 ý trên thì bạn cân đối lại các khoản thu chi sao cho hợp lý và tuyệt đối không được vượt ngân sách.
2. Theo dõi thu chi bằng cách ghi chép hoặc sử dụng các app quản lý thu chi
Sau khi đã lập được kế hoạch chi tiêu hợp lý thì bạn cần phải theo dõi và giám sát các khoản chi của mình xem có đúng với kế hoạch hay không để kịp thời cân đối lại. Bạn có thể theo dõi bằng cách ghi chép tay vào sổ một cách truyền thống hoặc cũng có thể sử dụng các app quản lý thu chi để có thể tiện lợi sử dụng mọi lúc mọi nơi để ghi chép và không sợ bị quên không nhớ ghi.
3. Sử dụng các quy tắc quản lý tiền bạc để chi tiêu hợp lý
Sử dụng các quy tắc quản lý cũng là mẹo để bạn không bao giờ bị rơi vào thế bí như hết tiền để phải xoay sở đi vay mượn. Có hai quy tắc được mọi người sử dụng và đánh giá cao mà Summerjazzseries thống kê được đó chính là:
Quy tắc 6 chiếc lọ của T. Harv Eker:
- 55% cho chi tiêu thiết yếu: ăn uống, nhà ở, đi lại,…
- 10% cho giáo dục đào tạo: học tập, mua sách,…
- 10% cho tiết kiệm: tiết kiệm dài hạn, quỹ khẩn cấp,…
- 10% cho hưởng thụ: mua sắm, giải trí, du lịch,…
- 10% cho tự do tài chính: đầu tư, quỹ hưu trí,…
- 5% cho từ thiện.
Quy tắc 50/30/20:
- 50% cho chi tiêu thiết yếu như tiền thuê nhà, ăn uống, điện nước,…
- 30% cho chi tiêu cá nhân như xem phim, du lịch,…
- 20% cho các mục tiêu tài chính như tiết kiệm, trả nợ,…
4. Lên trước danh sách những đồ dùng cần mua
Trước khi đi mua sắm gì đó hãy lên danh sách những đồ cần mua để vừa không tốn thời gian vừa đi vừa nhớ lại vừa sẽ làm cho bản thân không quá tay mua thêm nhiều thứ vì thấy “hay”. Lưu ý, khi đi mua sắm chỉ nên đưa số tiền vừa phải để tránh việc la cà nhặt thêm nhiều thứ không thật sự cần thiết.
5. Sử dụng các mã khuyến mãi khi mua sắm
Hiện nay các mã giảm giá, khuyến mãi không hề ít, vì thế việc sử săn mã và sử dụng các mã này để mua sắm sẽ khiến bạn có thể tiết kiệm một khoản tiền không hề nhỏ đâu đấy. Tuy nhiên, một điều tối kỵ đó chính là đừng để mình bị cuốn vào vòng xoáy giảm giá, có những cái không cần thiết nhưng chỉ cần thấy rẻ hay khuyến mãi là ham hố mua theo.
6. Hạn chế vay mượn
Một trong những cách để chi tiêu hợp lý là “hạn chế việc vay mượn”, vay mượn nhắc đến ở đây không chỉ là vay mượn người thân hay bạn bè mà còn là việc bạn sử dụng thẻ tín dụng tạo các khoản vay tại ngân hàng.
Việc vay sau đó là trả nợ sẽ là gánh nặng đối với bạn trong quá trình thu chi. Vì thế nếu không phải do phát sinh những việc ngoài ý muốn thì hãy cố gắng đừng vay mượn.
7. Học cách tái chế và thanh lý những đồ không còn sử dụng
Tái chế các vật dụng cũ không dùng đến trong nhà để làm ra các đồ vật có ích khác là cách để bớt đi các khoản thu chi không quá cần thiết và cùng với đó là bảo vệ môi trường bớt đi lượng rác thải ra trên trái đất.
Ngoài tái chế thì bạn hãy cố gắng lọc ra những đồ bạn không còn sử dụng được nữa và quyết tâm thanh lý lại để vừa gọn gàng lại vừa thu hồi được lại một phần số tiền mà mình đã chi tiêu.
8. Tìm cách tạo thêm nguồn thu nhập
Hiện nay có khá nhiều công việc online hay công việc ngoài giờ bạn có thể tranh thủ làm để kiếm thêm nguồn thu nhập linh động cho bản thân. Tuy nhiên cũng cần phải cân nhắc giữa công việc chính và phụ, nếu công việc phụ bạn tranh thủ ảnh hưởng đến công việc chính thì hãy ngừng lại nếu không sẽ rơi vào tình cảnh không làm tốt được bất cứ việc gì.
Sức khỏe cũng là điều cần cân nhắc khi đưa ra quyết định này, đừng tham việc mà vắt hết sức để rồi kiếm nhiều tiền cũng vứt vào trong bệnh viện.
Đây là 8 mẹo mà rất nhiều người đã áp dụng thành công và chia sẻ lại để giúp thêm nhiều người nữa có thể chi tiêu hợp lý. Mong rằng với bài viết này sẽ giúp bạn có những suy nghĩ và kế hoạch chi tiêu phù hợp với bản thân mình.